Thanh toán trong giao dịch bất động sản

Thanh toán trong giao dịch bất động sản lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật kinh doanh bất động sản 2006 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Luật Kinh doanh bất động sản sau này nhằm hoàn thiện pháp luật quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.

Về khái niệm, kinh doanh bất động sản được hiểu là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Luật kinh doanh bất động sản đã quy định nội dung liên quan đến thanh toán trong giao dịch bất động sản. Về nguyên tắc, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận, do vậy, trên tinh thần tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên, thanh toán trong giao dịch bất động sản sẽ do các bên thỏa thuận. Khi một bên vi phạm nghĩa vụ thì sẽ xử lý theo quy định.

Thanh toán trong giao dịch bất động sản thay đổi như thế nào:
Thanh toán trong giao dịch bất động sản được quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, theo đó:  1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán. 2. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến ...

Trước ngày 01/07/2015, việc thanh toán trong giao dịch bất động sản được quy định tại Điều 69 Luật Kinh doanh bất động sản 2006 với nội dung như sau: - Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận lựa chọn theo các phương thức sau đây: + Thanh toán thông qua tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam; + Thanh toán trực tiếp cho bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua bất động sản. - Việc thanh toán trong giao dịch ...