Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 16 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Pháp lệnh và Luật Xử lý vi phạm hành chính sau này.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện có liên quan đến vi phạm hành chính sau khi tịch thu sẽ được sung vào ngân quỹ nhà nước. Hình thức xử phạt này được đánh giá mang lại hiệu quả lớn và ngăn ngừa vi phạm hành chính. Hình thức trên có thể được áp dụng cùng với hình thức phạt chính như cảnh cáo hay phạt tiền.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thay đổi như thế nào:
 Theo quy định tại Điều 26 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2013 thì Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch ...

Việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được quy định tại Điều 17 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 như sau: 1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. 2. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng ...

Việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được quy định tại Điều 15 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 như sau: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ Nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Không tịch thu tang vật, tiền, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, mà trả lại ...

Việc tịch thu vật, tiền, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành như sau: Tịch thu vật, tiền, phương tiện vi phạm là sung vào quỹ Nhà nước hàng, tiền, phương tiện và các vận dụng khác có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Khi tịch thu vẫn để cho người vi phạm hoặc gia đình họ có điều kiện để sinh sống. Không tịch thu vật, ...