Tiền lương ngừng việc

Mặc dù có vẻ khá mới mẻ, song tiền lương ngừng việc đã được nhắc đến từ quy định tại Bộ luật lao động 1994. Theo đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, trong một số trường hợp việc làm của người lao động phải tạm ngưng cũng có thể xuất phát từ phía người sử dụng lao động, cũng có thể do người lao động. Tuy nhiên, để thực hiện tốt sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đến mức tối đa thì nhà làm luật đã dự liệu và đưa ra quy định về tiền lương ngừng việc. Nói như vậy không có nghĩa là trong mọi trường hợp ngừng việc, người lao động đều được trả lương ngừng việc mà còn phụ thuộc vào từng trường hợp, hoàn cảnh nhất định. Nghĩa là việc bảo vệ quyền lợi của người lao động của nhà làm luật cũng đồng thời phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh khách quan và bảo vệ cho cả chủ thể bên kia của hợp đồng lao động là người sử dụng lao động.

Tiền lương ngừng việc thay đổi như thế nào:
Trả lời: Điều 98 BLLĐ năm 2012 quy định, trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: - Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương. - Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. - Những trường hợp khác thì tiền lương ...

Tiền lương ngừng việc của người lao động được quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động năm 1994, theo đó: Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: 1- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; 2- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng ...