Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên lần đầu tiên được ghi nhận tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các văn bản luật về thi hành án dân sự sau này.

Theo quy định của luật thi hành án dân sự thì chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định. Chấp hành viên thi hành án dân sự là một chức danh tư pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm theo quy trình, thủ tục nhất định khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của đội ngũ chấp hành viên, về bản chất, là hoạt động áp dụng pháp luật; do đó, các hoạt động tác nghiệp của đội ngũ chấp hành viên phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008, Khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên theo Luật Thi hành án dân sự được quy định cụ thể như sau: - Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ ...

Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004, theo đó: 1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại Điều này, có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì ...

Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định tại Điều 15 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, theo đó: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có kiến thức pháp lý cần thiết và nắm vững nghiệp vụ thi hành án, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên, chấp hành ...

Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989, theo đó: Người có phẩm chất chính trị, trung thực, khách quan, có kiến thức pháp lý cần thiết và nắm vững nghiệp vụ thi hành án, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định, theo đề ...