Tội chiếm giữ trái phép tài sản

Chiếm giữ trái phép tài sản lần đần tiên được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự 1985 với tên gọi Tội chiếm giữ trái phép tài sản của công dân. Đây là tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.

Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Người thực hiện hành vi thõa mãn các dấu hiệu của tội danh này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về mặt lý luận, chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là chủ thể thường, là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 176 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì: 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan ...

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 1999 thì: 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm ...

Tội chiếm giữ trái phép tài sản của công dân được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 1985, theo đó: Người nào cố ý không trả lại cho người có tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị lớn của người khác bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Trên đây là tư vấn ...

Có thể bạn quan tâm: