Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật

Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật lần đầu tiên được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự 1985, đây là tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, trật tự và an toàn xã hội; xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập thể hoặc của Nhà nước.

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, hành vi ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đó là những thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất cho xã hội trong đó có những thiệt hại đối với người tham gia tố tụng và những người khác.

Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 372 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018), được bổ sung bởi Điểm u Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới ...

Điều 297 BLHS quy định: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác; b) Gây hậu quả ...

Trước khi Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực thì tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 233 Bộ luật hình sự 1985, theo đó: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp điều tra, truy tố, xét xử, thi hành bản án trái pháp luật một cách nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trên đây ...

Có thể bạn quan tâm: