Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng là quy định liên quan đến quan hệ giữa vợ và chồng, được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trước đây Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986 không quy định về vấn đề nêu trên. Khi tham gia quan hệ hôn nhân, hai bên đã chấp nhận tuân thủ theo những quy tắc về quan hệ giữa vợ và chồng trong đời sống xã hội và những quy định của pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình, do đó các bên đều phải có sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của nhau. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mỗi người còn được pháp luật dân sự, hình sự bảo vệ, do đó một trong các bên có hành vi xâm thì sẽ tùy vào mức độ để xử lý. Quy định của luật hôn nhân gia đình nêu trên trước tiên để các chủ thể ý thức về thái độ, cách cư xử của mình nhằm mục đích xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc.

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng được quy định cụ thể như sau: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 còn quy định về các vấn đề khác trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như sau: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong ...

Theo quy định tại Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng được quy định cụ thể như sau: Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 còn quy định về các vấn đề khác trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như sau: - Vợ chồng chung thuỷ, ...