Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng là quy định liên quan đến vấn đề đại diện giữa vợ và chồng được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trước đây Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986 không quy định về vấn đề nêu trên. Theo đó, trong cuộc sống hôn nhân diễn ra hằng ngày thì vợ chồng phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ để cùng nhau đóng góp tạo nên khối tài sản chung nhất định nhằm xây dựng gia đình và nuôi dưỡng con cái. Và khi xã hội ngày càng phát triển, vợ chồng được quyền lựa chọn nhiều chế độ tài sản khác nhau (chung hoặc riêng) nhằm thể hiện sự bình đẳng, tự do cá nhân của mỗi người. Tuy vậy, trong một số trường hợp thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới để đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba khi vợ hoặc chồng tham gia các giao dịch dân sự và phát sinh nghĩa vụ trả nợ.

Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng thay đổi như thế nào:
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trách nhiệm liên đới của vợ, chồng được quy định cụ thể như sau: - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy ...

Theo quy định tại Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì trách nhiệm liên đới của vợ, chồng được quy định cụ thể như sau: Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 còn quy định về đại diện cho nhau giữa vợ, chồng như sau: - Vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác ...