Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm

Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm lần đầu tiên được quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2012/NĐ-CP và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các văn bản sau này.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị thực phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc thực phẩm vẫn còn là khái niệm mới mẻ với nhiều người. Nhận thức được vai trò của truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với doanh nghiệp và người dân, hoạt động này đang được các cơ quan chức năng triển khai nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tham gia của một bên thứ ba có uy tín nhằm gắn kết quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đó là các công ty công nghệ. Tuy nhiên trên thực tế tồn tại rất nhiều hành vi vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, đơn cử như: không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm; Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, kịp thời về số lượng sản phẩm của lô sản phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường. Những hành vi này theo quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung.

Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm thay đổi như thế nào:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì hành vi vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm sẽ bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hoặc lưu giữ không đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến ...

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì hành vi vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn sẽ bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hoặc lưu giữ không đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến ...